KHÁM PHÁ 9 NÉT TÍNH CÁCH NGƯỜI SÀI GÒN - Tôn Thất Phước và Xuân Châu sưu tầm -

KHÁM PHÁ
 9 NÉT TÍNH CÁCH NGƯỜI SÀI GÒN
Tôn Thất Phước sưu tầm

Người Sài Gòn: Saïgonnais; số nhiều Saigonese (Tiếng Pháp)
Không thanh lịch như người Hà Nội, không nhẹ nhàng như người Huế, những người sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn sở hữu sự năng động hiếm thấy ... Xưa nay đặc tính của người Sài Gòn là bao dung, cởi mở, chấp nhận người lưu dân tứ xứ.
1. Thân thiện:
Sài Gòn khiến biết bao người đến đây phải cảm động và ấm lòng bằng những điều giản dị vô cùng. Du lịch Sài Gòn, dù bạn hỏi thăm đường hay chuyện trò vài câu với bất kỳ ai, bạn đều nhận được câu trả lời ngọt ngào và thân thiện đến lạ. Ở đây, thì vì xưng cháu, người ta tự xưng bằng dì, bằng ngoại, bằng con thân thiết như người trong gia đình.
2. Có giọng nói đặc biệt:
Chất giọng Sài Gòn có như hiện nay là do pha trộn âm điệu giữa ba miền Bắc Trung Nam mà ra. Với giọng nền là giọng Nam bộ, cứng rắn, mạnh mẽ pha chút đỏng đảnh tạo thành chất giọng đặc trưng không lẫn đi đâu được. Người Sài Gòn có cách phát âm sai vài từ âm cuối. Những cặp từ "nhạc và nhạt”, "gòn và goòng”, "ít và ích”, hay phụ âm đầu "v và z”… nghe như đồng âm.
3. Sống thực tế:
Họ sống đúng con người mình với khả năng cho phép của mình, không giả tạo, không đua đòi. Nhìn một người Sài Gòn, bạn sẽ khó có thể đoán được, người đó giàu hay nghèo; là trí thức hay kinh doanh; đang đi chơi hay đi làm …


4. Đơn giản chuyện ăn uống:
Họ rất dễ dãi chuyện ăn uống, miễn sao được ăn no và đầy đủ chất, chứ không cần trang trí cầu kỳ.



5. Không từ chối giúp đỡ người khác:
Nếu gặp bất cứ khó khăn bạn đừng ngần ngại nhờ người Sài Gòn. Họ chưa bao giờ nói không với người dưng, và từ chối giúp đỡ người khác.













6. Chấp hành tốt luật giao thông:
Người trẻ Sài Gòn luôn học cách tiếp thu các thói quen văn minh và văn hóa lịch sự nhanh chóng. Dường như khí chất đàng hoàng đã ngấm vào mỗi người dân nơi đây.



7. Hay nhớ về quá khứ:
Sài Gòn được biết đến là thành phố không ngủ về đêm, sôi động và hiện đại là thế nhưng trong thâm tâm của người Sài Gòn đều chất chứa những nỗi niềm về thời quá khứ xưa cũ, của những năm tháng thơ ấu.
8. Thích uống cà phê đêm:
Họ thích lao ra đường lúc 9 giờ tối, tìm những khoảng khắc thư giãn bên những quán cà phê hoạt động xuyên đêm và nhấm nháp ly cà phê ấm nóng/ mát lạnh …
9. Ít chú ý đến trang phục:
Họ không quan tâm đến trang phục, trừ vào những dịp đặc biệt. Ra đường, người Sài Gòn chỉ thích ăn vận thoải mái, đi giày dép tùy tiện, miễn sao không lôi thôi. Họ đặc biệt thích mặc quần jeans và áo pull, kể cả trong tiệc cưới mà không mảy may lo sợ bản thân bị đánh giá.

Trích: Du lịch Tầm nhìn Việt.

TTO: Xưa nay đặc tính của người Sài Gòn là bao dung, cởi mở, chấp nhận người lưu dân tứ xứ. Tinh thần đó hiện nay đang được phản ánh qua sự giúp đỡ người nghèo khổ, gặp khó khăn về kinh tế, công ăn việc làm do dịch bệnh .. (TS Nguyễn Đức Hiệp) Ông là chuyên gia môi trường và di sản tại Úc. Tác giả bộ 4 cuốn biên khảo Sài Gòn Chợ Lớn và mới nhất là cuốn Sài Gòn và Nam kỳ trong thời kỳ canh tân 1875 - 1925.

    
 Những hình ảnh Sài Gòn xưa
❤️"DẠ" ...❗️
????ĐÓ LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI SAIGON XƯA ... NGHE LÀ THẤY ĐẶC TRƯNG CỦA CẢ MỘT MẢNH ĐẤT MIỀN NAM CHỊT CHẰNG SÔNG NƯỚC ????????...
????& CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI SAIGON đôi khi làm người miền khác nghe hơi... rối ⁉️ Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy❗️ Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam chịt chằng sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Kinh Thành, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước miền Nam, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái "chất Sài Gòn" chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn ❗
????TIẾNG "DẠ":
Nghe tiếng "Dạ" sao mà thương đến lạ. Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói:
``Mày ăn cơm chưa con ?
- Dạ, chưa!"
"Mới dìa/dzề hả nhóc?
- Dạ, con mới!"…
Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay...
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói:
"Từ bữa đó đến bữa nay", còn người Sài Gòn thì nói: "Hổm rày", "dạo này"…
Người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ "ghê" phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng.
Tiếng "ghê" đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là "nhiều" là "lắm". Nói ``Nhỏ đó xinh ghê!", nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy. Lại so sánh từ "hổm nay" với "hổm rày" hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ "hổm rày, miết…" là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất miền Nam chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… "Nhỏ đó dễ thương ghê!", "Nhỏ đó ngoan!"… Tiếng "nhỏ" mang ý nghĩa như tiếng "cái" của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi "nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên" thì cũng như "cái Thuý, cái Uyên, cái Lý" của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm.
Một người lớn hơn gọi:
"Ê, nhóc lại nói nghe!"
Hay gọi người bán hàng rong:
"Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"…
"Ê" là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người SàiGòn.
Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường quên mất từ "bán", chỉ nói là:
"Cho chén chè, cho tô phở"…
"Cho" ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này:
"Lấy cái tay ra coi!"
"Ngon làm thử coi!"
"Cho miếng coi!"
"Nói nghe coi!"…
"Làm thử" thì còn "coi" được, chứ "nói" thì làm sao mà "coi" cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ "coi", cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi:
"Mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?"
– Mà "dzậy ta" cũng là một thứ "tiếng địa phương" của người Sài Gòn à.
Người Sài Gòn có thói quen hay nói:
"Sao kỳ dzậy ta?"
"Sao rồi ta?"
"Được hông ta?"…
Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà...hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang "màu sắc" riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi "Mày" xưng "Tao" rất "ngọt". Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi.
Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó... tự nhiên và rất là dễ nói.Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy "tụi nhỏ" sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng "con" ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện.
Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì:
"Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" -
Còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi.
Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím.
Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng "con" chứ không phải "cháu cháu" như một số vùng khác.
Cái tiếng "con" cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền. Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = Ổng
Bà đó = Bả
Dì đó = Dỉ
Anh đó = Ảnh
Chị đó = Chỉ
Cô đó = Cổ
Còn nữa:
Ở bên đó = Ở bển
Ở trong đó = Ở trỏng
Ở ngoài đó = Ở ngoải
Hôm đó = Hổm.
Nói chung, khi cần lược bỏ chữ "đó", người ta chuyển thanh ngang hoặc thanh huyền thành thanh hỏi. Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất miền Nam - Sài Gòn á nghen. Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào.
Thành ra có cách gọi: Chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng... Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành:
"Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Kinh Thành, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước miền Nam, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái "chất Sài Gòn" chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.
????ĐI ĐÂU...XA XA SAIGON, BỖNG DƯNG NGHE MỘT TIẾNG... "DẠ"❗️ CÙNG NHỮNG TIẾNG "HEN, NGHEN" ❗️ LẠI THẤY ĐẤT SAIGON NHƯ ĐANG HIỆN RA TRƯỚC MẮT VỚI NHỮNG ... NHỚ THƯƠNG????
________________
Lặt: từ Internet
Những hình ảnh SaiGon xưa.