I/ BAN LIÊN LẠC NÔNG LÂM SÚC BÌNH DƯƠNG:
- GS CỐ VẤN : Thầy Huỳnh Xuân Thọ (CHT)
STT | Họ & Tên | Lớp | Chức vụ |
1 | Nguyễn văn Hồng | CN k1 | Trưởng ban |
2 | Trần Văn Quen | MS k1 | Phó trưởng ban |
3 | Đoàn Văn Tràng | HV | Phó trưởng ban |
4 | Đặng Nhơn Sanh | CN k3 | Phó trưởng ban + kế toán |
5 | Nguyễn Thị Kim Xuân | MS k2 | Ban tài vụ, Kiểm soát |
6 | Phạm Trí Hoàng | CT k2 | Ủy viên |
7 | Huỳnh Xuân Hoàng | CN k3 | Ủy viên |
8 | Ngô Thị Năm | CN k4 | Ủy viên Ban tài vụ, Thủ quỷ |
9 | Dương Há | CN k4 | Ủy viên thường trực cụm BD |
10 | Nguyễn Hữu Nhân | CN k4 | Ủy viên thường trực cụm BD |
11 | Nguyễn Văn Đẹp | CN k5 | Ủy viên thường trực cụm BD |
12 | Mang Văn Phúc | CT k5 | Ủy viên thường trực cụm BD |
13 | Phan Kiêm Ngân | CT k6 | Ủy viên thường trực cụm BD |
14 | Trần Kim Chi | CN k6 | Ủy viên Thường trực |
15 | Nguyễn Hoàng Minh | HV | Ủy viên thường trực cụm BD |
16 | Tô Hồng Vũ | HV | Ủy viên thường trực cụm BD |
17 | Nguyễn Bỉnh Liêm | CT k7 | Ủy viên thường trực cụm BD |
18 | Võ thị Nguyệt Ánh | CN k5 | Ủy viên thường trực cụm BD |
19 | Nguyễn Ngọc Minh | Ủy viên thường trực cụm Thủ Đức | |
II/ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC BÌNH DƯƠNG.
Trường trung học NLS Bình
Dương được thành lập vào năm 1966 do Nghị định số 1894-GD /PC/ND ngày 21/6/1966
Bộ Giáo dục Văn hóa Thanh niên, được biến cải thành trường Trung học đệ nhị cấp
vào năm 1971. Trường nằm cạnh Quốc lộ 13 cách chợ Búng (xã An Thạnh, huyện Lái
Thiêu ) khoảng 1 km và cah1 tỉnh lỵ Phú Cường (Bình Dương) , khoảng 5 km bên cạnh
trường trung học phổ thông Trịnh Hoài Đức. Với diện tích toàn thể khoảng 3 mẫu
. Trường có một cơ sở giảng huấn gồm:18 phòng học, phòng sưu tập và thí nghiệm,
phòng sinh hoạt gia đình, phòng Giáo sư, Hội trường, nhà kho, nông xưởng, văn
phòng điều hành, phòng ban đại diện học viên, khu đồng cỏ nhân tạo, khu chuồng
trại chăn nuôi đại gia súc, heo, gia cầm…
Đến niên khóa 1973-74 trường
có Ban điều hành 14 người, ban giảng huấn 56 giáo sư, 25 lớp (từ cấp 8 đến cấp
12) với 990 học viên (ban kinh tế nông thôn, nuôi heo, nông cơ và ngư nghiệp),
học sinh 2 năm sau Tú Tài NLS tương đương với học trình của sinh viên các Viện
Đại học Cộng Đồng Quốc Gia.
Hiện nay trường có 10 chi
đoàn Nông gia Tương lai lấy tên là :
- Sống (I,II,III) - Bình
Dương (I,II) - Tự Cường (I,II) - Hướng
Nông và Hướng Dương, qui tụ khoảng 200 đoàn viên Nông Gia tương Lai Việt Nam.
Các chi đoàn này đã thực hiện được nhiều dự án về trồng tỉa và chăn nuôi đáng kể.
Từ ngày thành lập, Trường được
điều hành qua các vị Hiệu trưởng:
- Ông Huỳnh Kim Ngọc
- Ông Nguyễn Văn Hạnh,
Và hiện tại Ông Huỳnh Xuân
Thọ.
Hội Phụ huynh Học sinh được
thành lập vào năm 1971 đã yểm trợ tích cực trong việc phát triển ngành giáo dục
Nông Nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Hội trưởng Ông Lê Quang Khánh, kiêm Trưởng ban
Liên lạc các Hội phụ huynh học sinh Nông Lâm Súc trên toàn quốc. Sau gần 9 năm
hoạt động Trường trung học NLS Bình Dương đã trưởng thành và phát triển nhanh
chóng trên các lãnh vực văn hóa, xã hội, thể thao…đáng kể nhứt là:
-Chiếm giải luân chuyển danh
dự NLS 1972 do Ông Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục và Thanh niên tặng . Giải thưởng
danh dự này là giải thưởng luân chuyển đầu tiên mà Trường đã đại diện cho các
trường trung học NLS trên toàn quốc để nhận lãnh.
- Giải Nhất toàn quốc về sinh
hoạt Gia đình, Giải Nhất về Công Thôn (giải thưởng học sinh NLS khéo) và sinh
hoạt học đường.
- Liên đoàn học sinh phòng vệ
địa phương yểm trợ Tiền tuyến. Hiệu đoàn THNLS Bình Dương là Liên đoàn được
thành lập đầu tiên trong QK III qui tụ khoảng 272 nam sinh thuộc thành phần
nòng cốt và 348 nữ sinh thành phần yểm trợ. Sau hơn 2 tuần lễ học tập, Liên
đoàn đã chính thức làm lễ trình diện ngày 5/10/1972 dưới sự chủ tọa của Sở Học ChánhTỉnh Bình Dương.
- Tham dự Đại hội SVHS 1972,
đại diện cho học sinh NLS toàn quốc trong buổi lễ Tổng trình diễn lực lượng
SVHS phòng vệ hậu phương tại Sài Gòn dưới sự chủ tọa danh dự của Bộ Văn Hóa Giáo Dục Thanh Niên.
- Giải Nhất bóng tròn tỉnh
nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Tổ chức lạc quyên cứu trợ
bão lụt miền Trung, ủy lạo thương bệnh binh. Đặc biệt nhất là cứu trợ nạn nhân
chiến cuộc Bình Long, An Lộc.
- Chiến thuật Mái Trường Xanh được chính thức làm lễ phát động ngày 20/10/1973 dưới sự chủ tọa của Sở Học Chánh Tỉnh Bình Dương..
Các thành quả trên do công
lao của Trường, của Học sinh bên cạnh sự yểm trợ đóng góp tích cực của Hội Phụ
huynh Học sinh, chính quyền địa phương, Sở Học Chánh, quí vị ân nhân, thân hào
nhân sĩ….