ĐÌNH TÂN LONG (GÒ CÔNG) MỘT DI TÍCH ĐỘC ĐÁO BỊ LÃNG QUÊN - Tran Chu Ngoc -

ĐÌNH TÂN LONG (GÒ CÔNG)
MỘT DI TÍCH ĐỘC ĐÁO BỊ LÃNG QUÊN
Nằm ở vị trí cách thị xã Gò Công không xa, ngôi đình Tân Long vẫn còn tồn tại ở ấp Gò Táo xã Tân Long thuộc huyện Gò Công Đông hiện nay là một di tích hơn 100 năm tuổi mà mỗi khi ta đến tham quan tìm hiểu về lịch sử đã không tránh khỏi xót xa.
Ngôi đình Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) có vẻ đẹp độc đáo, với toàn bộ không gian đình nằm gọn trong lòng hai cây bồ đề. Chính quyền địa phương cho biết, ngôi đình ước chừng có từ thời vua Minh Mạng (1791-1841), bởi trước đây những người già trong làng vẫn còn thấy được tờ sắc "thành hoàng bổn cảnh" thờ phượng Tả quân Lê Văn Duyệt. Tờ sắc phong này đã bị mất vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước
"Theo nhiều bậc cao niên nhận định rằng ngôi đình có từ thời vua Minh Mạng, nhưng kiến trúc hoa văn và họa tiết khắc nổi trên đình lại mang đặc trưng của kiến trúc đình thời Nguyễn. Lúc bấy giờ đình làm nơi tổ chức các lễ hội Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền và lễ cầu Ông, đến thời Pháp trở thành nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, thời Mỹ lại biến thành nơi giam giữ, tra khảo, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng. Sau giải phóng số người ghé qua đình ít dần, đình trở nên hoang tàn không ai hương khói, dọn dẹp. Trải qua thăng trầm của thời gian, đến nay chỉ mỗi bàn thờ chánh điện vẫn giữ nguyên vẹn đầy đủ họa tiết trang trí.
Tuy nhiên, cách đây khoảng 30 năm ngôi đình lại xuất hiện ba cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc. Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người tham lam gỡ về làm cảnh, những người dân nằm mộng thấy vậy buổi sáng kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói lưa thưa, mục nát và xuống cấp theo thời gian.”
Năm 2013, huyện Gò Công Đông từng có kế hoạch tu sửa đình, với mức kinh phí ban đầu gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, ngôi đình trăm tuổi này vẫn hoang phế. "Nếu như không có những cây bồ đề tỏa rễ, ôm lấy đình thì chắc chắn đình đã sập", Tuy nhiên, nét hoang tàn của một di tích với sự tô điểm của rễ hai cây Bồ Đề giữ lại mặt tiền và vách đình vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt” khiến ngôi đình mang nét độc đáo hiếm có về sự tồn tại của năm tháng trải qua sự tàn phá của thời gian
Năm 1907 (theo số hiệu còn trên mặt đình) bà Từ Dũ có cho sửa chữa và phục dựng nhưng sau đó ngày càng hoang phế và không ai chăm lo nên ngôi đình giờ chỉ còn lại ba bàn thờ ở chánh điện được che bạt tạm thời tránh mưa gió còn vật liệu gỗ và gạch ngói đã thành phế tích theo thời gian
Nơi đây là chứng nhân ghi lại lịch sử hình thành và phát triển của xã hội nếu được phục dựng sẽ là một vốn sống đáng quí để con cháu ngày sau tìm hiểu - học hỏi và noi theo. Nên chăng cơ quan chuyên môn nên có đề tài nghiên cứu lưu lại và chính quyền địa phương phục hồi di tích phục vụ cho hoạt động du lịch tỉnh nhà thì sẽ có kết quả khả quan.