NLS Bình Tuy*
I/ BAN LIÊN LẠC NÔNG LÂM SÚC BÌNH TUY:


Đứng: Anh Chiến - số 1 ( PBLL), Anh Trung Hinh - số 4 ( PBLL)
Ngồi: Thầy Quý số 1- GV NLS Bình Tuy, Thầy Nguyễn Đăng Diễn số 3 - CHT NLS Bình Tuy



Lê Long ( TBLL NLS Bình Tuy)

1. Lê Văn Long ( TBLL )
2. Nguyễn Trung Hinh ( PBLL )
3. Nguyễn Văn Chiến ( PBLL)
4. Nguyễn Minh Kính (Ủy viên)
5. Võ Đức Hơn            (Ủy viên)
6. Phan Gia Kiên         (Ủy viên)
7. Nguyễn Hùng           (Ủy viên)
8. Nguyễn Thị Phúc     (Ủy viên)
9. Nguyễn Đức Hòa     (Ủy viên)
10.Nguyễn Thị Tuyết Nga (Ủy viên)

Thầy Cố Vấn :  NGUYỄN ĐĂNG DIỄN

II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC  NÔNG LÂM SÚC BÌNH TUY:

     Trường Bình Tuy được thành lập năm 1970 do Nghị Định : 1463/GD/KHPC ngày 27/07/1970. Trường tọa lạc trên khu đất thuộc ấp Long Toàn, Xã Long Điền, quận Long Điền, Phước Tuy. Trường có 4 lớp, khoảng 170 học viên với cơ sở giáo huấn gồm 6 phòng, 2 phòng thí nghiệm, và khu nông trại, nông xưởng, khu canh tác, chăn nuôi gia súc cho học viên có phương tiện thực tập. Kỷ niệm đáng nhớ là địa điểm đầu tiên tổ chức " Đại Hội Nông Gia Tương Lai” toàn quốc năm 1973 được sự chủ tọa của ông Tổng Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên.

     Trường đoạt giải nhất Vô địch bóng chuyền đệ nhất cấp toàn tỉnh niên khóa 1972 – 1973.

     Hằng năm trường Nông Lâm Súc Bình Tuy tổ chức họp mặt sau Tết âm lịch; đây cũng là dịp gặp nhau để tình thầy trò, đồng môn chúc nhau một năm mới tốt lành.

    Được thành lập năm 1970 do hai giáo sư Nguyễn Đăng Diễn và Nguyễn Thanh Sơn được Nha học vụ cử về thành lập và tuyển sinh năm đầu tiên 1970-1971 tại tỉnh Bình Tuy (củ ) từ những học sinh các trường công lập và tư thục trong tỉnh. Hai lớp đệ ngũ ( lớp 8 ) khoảng 80 học sinh nữ và nam .

      Nam học sinh vào trường nhờ vào lời hứa tăng tuổi ( 1 tuổi ) quân dịch !

      Màu áo nâu của học viên bắt đầu có mặt trên đường phố làm ngạc nhiên tất cả mọi người dân ở Bình Tuy.

    Năm đầu chưa có trường riêng, phải học nhờ mấy phòng học của trường Trung học Bình Tuy. Học trò đi học ngày 2 buổi, chương trình có nhiều môn khác lạ, nặng hơn chương trình bên phổ thông (lớp 9 đã phải học môn Vạn Vật lớp 10 phổ thông). Thực hành Nông trại , học viên vác cuốc đi theo , người dân nhìn mà cười.

   Trường lập 2 Đoàn Nông Gia Tương Lai (Shorgo 1 – Shorgo 2 ), đi trồng đậu phụng, trồng lang, nuôi gà.

   Thầy Nguyễn Đăng Diễn là hiệu trưởng đầu tiên. Sau 2 năm Thầy được điều đi tỉnh Bình Thuận để thành lập Trường Trung học NLS Phú Long.

   Thầy Lương Ngọc Dân, kỷ sư Mục súc về làm Hiệu trưởng. Thầy Nguyễn Thanh Sơn làm Gíam canh. Số Gíao sư cơ hữu của trường có cô Nguyễn Thị Hoa (vợ Thầy Sơn), cô Phú Ngọc Quang (cựu học viên NLS Bảo Lộc), Thầy Lê Tấn Thu, Thầy Lê Hữu Đức, sau này tăng cường thêm thầy Sanh, thầy Châu, thầy Lê Tâm Qúy, Trương Cường. Số giáo sư các môn phổ thông trường thuê thỉnh giảng từ trường Trung học Bình Tuy.

    Trường được tỉnh trưởng tỉnh Bình Tuy là đại tá Trần Vãng Khoái ưu ái, cấp cho 1 xe lam cho giáo sư, 1 xe Dodge chở học viên đi học.

    Các học viên mỗi lần đi học, bị thanh niên bên ngoài chọc : Nông Lâm Heo ! Nông Lâm Heo !

   Ấy vậy mà, phong trào TDTT lại đứng đầu các trường học ở tỉnh Bình Tuy thời đó. Trường TH.NLS .BT từng vô địch giải bóng đá học sinh Bình Tuy, đích thân đại tá tỉnh trưởng trao cúp vô địch . VĐV Nguyễn Trung Hinh, vô địch điền kinh 400m và 800 m toàn Miền Nam. ( Nguyễn Trung Hinh hiện là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Điền kinh TP.HCM ).

    Đến năm khóa đầu lên lớp 10, Trường tuyển sinh thêm vào lớp 10 để tăng cường học viên. Đầu năm học lớp 11, nhiều học viên sinh năm 1954 PHẢI TRÌNH DIỆN NHẬP NGŨ. Hai lớp 11 còn lại "lèo tèo" với không khí buồn tênh !

    Năm khóa đầu lên lớp 12, phải " di tản " đến các trường khác. Một số đi Bảo Lộc, một số đi Bình Dương, một số đi Cần Thơ, Ninh Thuận. Vì trường không có giáo sư đệ nhị cấp.

    Lớp kế cũng tiếp tục ‘ di tản " như lớp trước. Còn lại lớp cuối đến năm 1975 thì " tan hàng " ngôi trường.

    Mỗi người đi mỗi phương, mỗi hoàn cảnh sống " trước đêm đổi mới ", nên xa rời nhau mười mấy năm. Gặp nhau ngoài đường chỉ biết cười, tình thân ngày củ dần phai lạc.

    Nhận thấy cần phải siết chặc tình bạn hữu, tình cảm ngày nào của tuổi học trò. Năm 1993, một vài người bạn ngồi lại bàn chuyện mời bạn bè củ về hàn gắn tình xưa. Vậy là, bắt đầu mùng 3 Tết 1993, khoảng hơn 10 người cựu học viên NLS.BT ngồi lại họp mặt lần đầu tiên. Được " đà ", những lần sau càng ngày càng đông vui. Các bạn cũng cố gắng " truy tìm dấu vết " các thầy cô… để mời về họp mặt. Đến nay đã họp mặt 23 lần, sau ngày Tết nguyên đán hàng năm (họp mặt ngày thứ 7 hay chủ nhật sau Tết nguyên đán ). Địa điểm được thay nhau " thuyên chuyển" từ nhà bạn này đến nhà bạn khác .

    Từ ngày tình thân bạn cũ được kết nối lại, sự thăm hỏi bạn bè lúc ốm đau bệnh tật, thân nhân có người qua đời, giúp anh chị em qua cơn ngặt nghèo … là điều cần thiết phải làm trong tình thân của những người cựu học viên NLS.Bình Tuy....