PHAN CHÂU TRINH
(Chống Pháp từ năm1905 đến 1926)
Châu Trinh chỉ trích Pháp bao lần
Vào Nam ra Bắc thăm đồng chí
Sang Nhật qua Tàu tiếp chính nhân
Tư tưởng duy tân nâng sĩ khí
Niềm tin cải cách dậy tinh thần
Nêu cao ý thức con người mới
Vượt mọi gian nguy chẳng ngại ngần.
LÊ NGỌC PHÁI
Chú thích:
Phan Châu Trinh hiệu là Tây Hồ, sinh năm 1872 tỉnh Quảng Nam
Năm 1901, ông đỗ phó bảng. Năm 1903 ông được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ.
Năm 1905 ông từ quan, vào Nam, ra Bắc với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng; sau đó bí mật sang Trung Quốc gặp Phan Bội Châu rồi cùng qua Nhật tiếp xúc với các nhà chính trị tìm hiểu công cuộc duy tân của xứ sở này.
Mùa hè năm 1906 Phan Châu Trinh về nước. Ông gởi thư cho Toàn quyền Pall Beau để vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải sửa đổi chính sách cai trị. Sau đó, ông cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
Tháng 3.1908, Phan Bội Châu bị buộc tội đã khởi xướng phong trào chống sưu thuế tại Trung Kỳ nên bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Tòa Khâm sứ Huế và Nam triều đều muốn khép ông vào tội chết. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, ông tránh được tội chết, nhưng bị đày đi Côn Đảo. Tháng 8 năm đó, ông được được ân xá, đưa về quản thúc ở Mỹ Tho. Năm 1911, ông được sang Pháp để dạy tiếng Hán. Ông đưa cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người dân chống sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 và tố cáo tình trạng các tù nhân ở Côn Lôn bị đối xử tồi tệ. Sau đó, ngày 3.8.1914, Đức tuyên chiến với Pháp, bị gọi đi lính nhưng ông phản đối với lý do không phải là công dân Pháp. Mấy tháng sau, Pháp khép tội ông là gián điệp của Đức để bắt giam ở nhà tù Santé ( Paris).
Tháng 7.1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, Pháp phải trả tự do cho ông.
Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp, ông viết thư buộc tội vua Khải Định 7 điều, khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể. Ông đã nhiều lần yêu cầu chính phủ Pháp cho trở về quê hương, nhưng đều không được chấp thuận. Mãi đến năm 1925, khi thấy sức khỏe ông đã suy yếu, Pháp mới cho phép ông về nước.
Ông mất ngày 24.3.1926 tại Sài Gòn.
+ Lê Ngọc Phái sưu tầm từ tài liệu lịch sử
Hình ảnh: Nguồn Internet
Chân dung cụ Phan Châu Trinh