Vài nét sơ lược về Thầy CHÂU KIM LANG - Thái Minh Dưỡng - SPNLS - -


Có nhiều bạn bè NLS trong nước cũng như ở hải ngoại nói tôi hãy viết về Thầy Châu Kim Lang , một trong những đại thụ trong ngành giáo dục kỹ thuật NLS trước và sau 1975 . Tôi cố gắng góp nhặt tư liệu các bài viết đây đó để biên khảo mà không muốn trực tiếp phỏng vấn phiền thầy trong tuổi già (thầy đã 82t rồi)..... có thể không đầy đủ lắm nhưng hy vọng cũng phần nào thỏa mãn lòng mong đợi của các bạn.
Thái Minh Dưỡng - Sư Phạm Nông Lâm Súc ngày 11/11/2021
Vài nét sơ lược về Thầy CHÂU KIM LANG

Thầy Châu Kim Lang sinh năm 1939 tại Cần Thơ, quê ở Tân Uyên (1), Bình Dương (thời Pháp thuộc, Tân Uyên thuộc Tỉnh Biên Hòa sau thuộc tỉnh Bình Dương ) .Thầy lớn lên ở Sài Gòn, học trường Tiểu Học Chí Hòa rồi Trung Học Petrus Ký Sài Gòn. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn năm 1964 .
Thân phụ của Thầy là nhà giáo Châu kim Đặng, tốt nghiệp trường Sư Phạm ở Hà Nội rồi về dạy học ở quê nhà Cần Thơ & Sài gòn(Trong tập 1, trang 26/181 Hồi ký của Giáo Sư Tiến Sĩ Trần văn Khê (*)có nhắc đến ông thầy dạy chữ Hán cho mình, giáo sư Đặng dạy Hán Văn ở trường Pétrus Trương vĩnh Ký Sài gòn 1934, đó chính là Gs Châu Kim Đặng thân phụ của thầy Châu Kim Lang).Sau năm 75 theo lời mẹ kể (mẹ thầy cũng là cô giáo) , Thầy đã cất công vào Thư Viện Quốc Gia Sài Gòn sao lục được hai cuốn sách của ba mình là "Lecons D`histoire D`annam" và tập thơ tiếng Pháp "Quelques Vers d`un etudiant", cả hai cuốn đều được nhà xuất bản Đức Lưu Phương phát hành năm 1932. Thầy đã và đang dịch một số bài thơ của ba mình sang tiếng Việt với lòng hoài niệm đầy tự hào. (2) Có lẽ thầy được hấp thụ chân truyền với thân phụ về Hán học nên trong rất nhiều bài thơ diễn Nho của thầy rất tinh túy như bài DẠY HỌC ( 3)
Anh ruột của thầy là Châu kim Qưới (**) (sinh 1926, tại Cần Thơ) , một nhà ngôn ngữ học tiếng Thái Lan, gốc Việt rất nổi tiếng đóng góp cho nước bạn Thái Lan với nhiều công trình và phát minh về ngôn ngữ Thái Lan.
Anh ruột kế tiếp thầy : Ô. Châu Kim Nhân (***) (1928-2018), Nhà Tài chính nổi tiếng thanh liêm, chính trực thời VNCH, Tổng trưởng tài chính (Bộ trưởng) VNCH
Nhiệm sở đầu tiên của thầy Châu kim Lang là Trường Trung Học Trần Cao Vân ở Tam Kỳ, Đà Nẳng. Lúc bấy giờ chiến sự miền Trung rất ác liệt. Sau hai năm Thầy xin chuyển về miền Nam.
- Năm 1966 thầy nhận được sự vụ lệnh thuyên chuyển về trường NLS Bảo Lộc, và ở nhà số 8 khu nhà dành cho Giáo sư (kế bên nhà số 9 nơi cô Dương thị Tuấn Ngọc và cô Võ thị Thúy Lan ở).
- Năm 1967 Thầy lập gia đình, một sự trùng hợp thú vị là Cô cũng có tên Lang giống Thầy (Nguyễn thị Lang) và niên khóa 69-70 Cô cũng phụ trách môn Lý Hóa cho trường NLS Bảo Lộc. (Thầy Cô Lang cũng có một con trai nối nghiệp ông cha theo nghề giáo. Gia đình 3 thế hệ theo nghề giáo.)
- Năm1968 thầy được thầy Đặng Quan Điện, Giám đốc Nha học vụ NLS bổ nhiệm Thầy làm Giám Học ngành Nông Lâm Súc. Từ đó Thầy gắn bó với học trò Trường NLS Bảo Lộc.
- Đến cuối năm 1971 thì thầy được chuyển về Nha Học Vụ NLS làm Chủ sự Phòng Học Vụ & Khảo Thí. Bấy giờ Thầy theo học lớp Cao Học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và phụ trách dạy các môn sư phạm cho Trường Cao Đẳng Sư Phạm NLS Sài gòn tại Nha học Vụ, trước đó Thầy đã dạy học ở Trường NLS Bình Dương, ngoài ra thầy cũng học về hành chánh ở Học viện Quốc gia Hành chính (VNCH) trong thời gian làm Chủ sự phòng Học vụ & Khảo thí NHV NLS (lúc này Giám đốc Nha học vụ NLS là thầy Hà Văn Thân thay giáo sư Bác sĩ Đặng Quan Điện) .
- Đến năm 1975, khối Cao Đẳng Sư Phạm NLS được nhập vào Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật Thủ Đức thì Thầy cũng chuyển về đó dạy học cho đến về hưu (1999), sau khi về hưu, Trường ĐHSPKT vẫn tiếp tục mời thầy thỉnh giãng về Sư phạm kỹ thuật trong 10 năm.
Ngoài là giảng viên chính về Sư phạm của ĐH SPKT, thầy còn là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường CĐ, ĐH trong nước như Trường Đại học Nông Lâm (thỉnh giảng dạy môn "Phương pháp giảng dạy nông nghiệp”) ...v..v.
Công trình nghiên cứu:
Đề tài Giáo Dục Nông Nghiệp Miền Nam mà cố Giáo Sư Đặng Quan Điện đã ủy thác cho Thầy thực hiện. Thầy Đặng Quan Điện mất đi (2007) là một hụt hẩng quá lớn đối với Thầy. Từ lâu Thầy đã hòan tất phần Trung Học NLS, chỉ còn chờ kết quả phần Cao Đẳng và Trung Cấp do Thầy Gs Lưu Trọng Hiếu phụ trách, nhưng mới đây Thầy Lưu Trọng Hiếu cũng đột ngột mất đi. Lúc bấy giờ Thầy đã hoàn thành tập Giáo Dục Trung Học NLS từ 1963 đến 1975. Nhưng Giáo Sư Dương Thiệu Tống, người thầy đở đầu cũng không còn để viết lời tựa cho Thầy !
Sách & giáo trình đã xuất bản:
- Dạy kỹ thuật Nông Nghiệp ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo Dục, 1987.
- Trắc nghiệm kiến thức kỹ thuật nông nghiệp ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo Dục , 1988.
Biên khảo Mùa Thu 2021
Thái Minh Dưỡng.
—---------------------------------------------------------
Ghi chú:
(*) Hồi Ký Trần Văn Khê (Tập 1) trang 26/181 : Thời kỳ học tập - Bốn năm trung học (1934 – 1938):
Trích đoạn "Vài kỷ niệm về thầy học"
(Từ năm thứ nhứt đến năm thứ ba chúng tôi học chữ Hán với giáo sư Đặng. Lên năm thứ tư, cấp Cao đẳng sơ học, nay gọi là cấp 2 thì Giáo sư Phạm Thiều dạy Việt văn và Hán văn cho học sinh. Ông người mảnh mai, nhưng đôi mắt rất to và sáng, vào dạy học luôn đứng trên bục và giảng bài say sưa như đọc diễn văn nên rất hấp dẫn.")
(**) Châu kim Qưới, nhà Thái học người Việt ở Thái lan:
(***) Châu Kim Nhân : Về cuộc đời Bộ trưởng VNCH Châu Kim Nhân
Ông Châu Kim Nhân sinh ngày 1 tháng 10 năm 1928 tại làng Uyên Hưng, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Năm 1958 Ông tốt nghiệp khóa Đốc Sự 2, ban Kinh Tế Tài Chánh tại học viện Quốc Gia Hành Chánh, Sài Gòn. Ông đã từng du học tại Anh và về nước phục vụ. Ông đảm trách nhiều chức vụ và làm việc tại những nơi sau đây:
* Đổng lý văn phòng bộ Tài Chánh trong nội các Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, 1966-1967;
* Tổng giám đốc Tổng nha Tài chánh và Thanh tra Quân phí bộ Quốc Phòng, 1972;
* Tổng giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung ương trực thuộc Phủ Thủ Tướng, 1972;
* Phụ tá Tổng Trưởng Quốc Phòng cho Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, 1972-1973;
* Tổng trưởng Bộ Tài chánh, 1973-1974;
* Phụ tá Thủ tướng đặc trách Kinh tế Tài Chánh 1974-1975.
Ghi chú (2)
BUỔI SÁNG Ở TÂN UYÊN - Thầy Châu Kim Lang dịch
Tiếng chuông chùa vọng nhịp vang
Đúng giờ đánh thức trống làng tuần canh
Mặt căng thân trống đỏ anh
Tiếng nghe liên tục âm thanh tắt dần
Nổi buồn tĩnh lặng bâng khuâng
Đêm tàn kết thúc, ngày tân bắt đầu.
Thái dương còn ẩn rừng sâu
Bầu trời trong suốt không màu áng mây
Bò cắt lảng vảng đó đây
Bình minh sáng bạch long lây lệ trào
Tựa như hạt muối trắng phau
Mái rêu đồng trúc xen vào bụi cây.
Gà liền đánh thức mới hay
Người vật rộn rã lay hoay khắp làng.
Ngọn sao ướt đẵm sương sang
Chim muông đủ loại đuôi mang quạt xòe
Cùng nhau bay nhảy chuyền khoe
Sâu non tỉnh giấc rụt rè rối bung.
Trên ngọn ổi, ác sợ run
Láng giềng náo động bay tung thành đàn.
Qua đồng bầy két kêu vang
Đàn bò mạnh khỏe tiến sang ven bờ
Đếm lê từng bước chần chờ
Đến bên dòng nước cạnh bờ ruộng sâu.
Mục đồng ngất ngưỡng mình trâu
Cất cao tiếng hát vài câu ca truyền.
Từ xa đường tỉnh nối liền
Các bà đôi thúng nặng triền trên vai
Đồng xa nhịp đánh liền tay
Hân hoan đến chợ vui ngày đời nông.
Kim Lang
(dịch từ bài UN MATIN À TÂN UYÊN)
UN MATIN À TÂN UYÊN
A la cloche criarde, au grelot pagodal
Déjà notre tam-tam, vieux veilleur communal
Dont la face est tendue et la robe vermeille
De ses mots enchaînés, onduleux, tremblotants
Et par degrés éteints, a parlé tristement
Des premiers pas du jour, de la fin de sa veille.
Le soleil est encor bien loin sous la forêt.
Dans l’air pur que pas un nuage n’a troublé
Va et vient l’épervier qui rôde et qui tressaille.
La blanche Aube a lustré de ses pleurs éternels
De ses pleurs ressemblant à de purs grains de sels
Les toits moussus, les champs, les bambous, les broussailles.
Sitôt que les appels de nos coqs sont lancés,
Les bêtes et les gens sont partout animés
Sur les "sao" du chemin à la cîme mouillée
La queue en éventail, des piverts, des moineaux
S’en vont vocalisant de rameaux en rameaux,
Disputant la chenille en sursaut réveillée.
La pie inquiétée au haut du goyavier
Par ses voisins bruyants, est prête à s’envoler.
Les merles en sifflant volent vers les rizières
À travers des talus, le troupeau frais, heureux
Marche à pas comptés vers le pâturage herbeux
Qui se trouve tout près d’une courte rivière.
Derrière, sur un gros buffle, à califourchon
Le jeune chef entonne une vieille chanson.
Là-bas, au loin, sur la route provinciale
Le fléau sur l’épaule où pendent deux paniers,
Des femmes, le bras balançant, vont au marché
Ainsi règne la liesse et la vie pastorale.
Châu Kim Đặng (Hanoi le 30-1-1925)
Quelques vers d’un étudiant
Imp. Duc Luu Phuong, Saigon, 1932, p. 19-20.
Ghi Chú: Tác giả bài thơ "UN MATIN À TÂN UYÊN" Châu Kim Đặng vốn là thân phụ của Thầy Châu Kim Lang. Bài thơ nầy Thầy tìm được trong văn khố thư viện trung ương Hà Nội.
(3) DẠY HỌC
Dạy học - Thầy Châu Kim Lang
Cuộc đời dạy học lắm điều hay
Tài liệu giáo trình chẳng quấy rầy
Năm mươi năm ấy, nhanh tia chớp
Bốn ngàn ngày hưu, thoáng tên bay!
Bao nhiêu thế hệ học trò mến
Chan hòa thương nhớ với cô thầy.
Chân tình đồng nghiệp, tâm bằng hữu
Dạy học yêu nghề cao quý thay!
Châu Kim Lang (20-11-2014)
Diễn Nho:
教 訓
教 訓 人 生 多 美 條
教 程 材 料 不 纏 擾
此 五 十 年 光 線 速
四 千 日 退 矢 飛 超
世 系 幾 何 弟 子 愛
汪 然 懷 愛 和 同 昭
眞 情 同 業 心 朋 友
教 訓 業 崇 高 貴 姚
Giáo huấn
Giáo huấn nhân sinh đa mỹ điều
Giáo trình tài liệu bất triền nhiễu
Thử ngũ thập niên quang tuyến tốc
Tứ thiên nhật thối, thỉ phi siêu.
Thế hệ kỷ hà đệ tử ái
Uông nhiên hoài ái hòa đồng chiêu.
Chân tình đồng nghiệp tâm bằng hữu
Giáo huấn nghiệp sùng cao quý diêu.
Châu Kim Lang (diễn Nho)
纏擾 Triền nhiễu (quấy rầy)
汪然 Uông nhiên (chan hòa)
昭 Chiêu (rõ rệt,sáng)
姚 Diêu (tốt,đẹp)