ÂN TÌNH - Mai xuân Thìn -

                         Ân Tình
                                 Mai xuân Thìn
Chỉ có hai từ này mới bao trùm , mới toát hết tinh thần tình cảm của buổi " Hội Ngộ " đêm qua của thầy , trò trường Vinh Lộc quê hương. Ở nơi ấy, gần 40 năm trước , Họ đã yêu thương đùm bọc chia sớt ngọt bùi đắng cay và Họ đã trưởng thành từ trong khốn cùng...Tôi đã từng dự biết bao phiên hội ngộ nhưng chưa có nơi nào làm tôi xúc động như hôm nay. Xúc động vì nó rất thật, không màu mè không khoa trương, không khiên cưỡng mà nó thấm đẩm nghĩa tình .
Cám ơn thầy Tôn Thất Tài đã gợi lại những kỹ niệm của niên học 1975 -1976, năm học đầu tiên sau ngày hòa bình.Cả thầy và trò đều háo hức , rộng lòng đón chào luồng gió mới của Miền Bắc anh em, của hòa hợp và hòa giải và đều mơ về một chân trời mới, mơ về cuộc đổi đời cho bản thân và dân tộc...Với kỳ vọng cháy bỏng như thế nên hầu hết hoc trò đã nổ lực hết mình tiếp thu kiến thức cô đọng súc tích mà các thầy cô đã truyền đạt . Đó là sự nổ lực tuyệt vời của quý thầy cô trong hoàn cảnh sống, còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Dù đường đời muôn nẽo, nhưng kiến thức , trãi nghiệm trên ghế nhà trường thời ấy là hành trang vào đời và trưởng thành của bao thế hệ học sinh Vinh Lộc hôm nay .
Cám ơn thầy Nguyễn Khuyến, người hiệu trưởng tuyệt vời mà tôi từng gặp. Ngày mới về, thầy là một cán bộ đội nón cối, mang đặc trưng của con người miền Bắc XHCN. Nhưng không, đó chỉ là bề ngoài. Ngoài chức vụ cai quản nhà trường, thầy còn là thầy giáo dạy môn Văn, tôi rất mê những bài giảng , bình thơ của thầy . Có một cái gì đó rất lạ trong lời thơ, lời văn của các tác giả miền Bắc, nó vừa bình dị vừa mộc mạc, lôi cuốn, mà dể đi vào lòng người. Đơn cử như bài thơ :"Thăm lúa " của Nguyễn Thi hay Đình Thi gì đó. Thầy diễn cảm bài nầy rất hay đến nổi mình liên tưởng đến cánh đồng dập dờn sóng lúa có người thiếu phụ đang ngâm nga lá thư của chồng từ mặt trận gởi về :
.....Bước qua kỳ cầm cự,
Anh có gửi lời về.
Cầm thư anh mân mê,
Bụng em giừ phấp phới
Tuyệt vời hơn , thầy đã vượt lên cái khác biệt về tư duy của giáo dục hai miền . Thầy đã khéo léo
dung hòa, biến nó thành thế mạnh trong nội dung kiến thức truyền đạt cho học trò. Thầy biết lấy cái tâm của một người đi trước mà đối đãi tử tế với đội ngũ giáo viên còn rất trẻ, cả về tuổi nghề lẫn tuổi đời, để hướng họ, khắc phục khó khăn mà toàn tâm toàn ý vào việc dạy và học cùa nhà trường. Việc làm của thầy cũng vì cái chung, vì đại cuộc chứ không phải vì tư lợi cá nhân hoặc vì cái gì khác.Thế mà có kẽ không hiểu hoặc xấu bụng đã làm đơn báo cáo lên Sở Giáo Dục là thầy đi theo đường hướng hữu khuynh, dung túng cho những hành vi không chính thống của nền giáo dục XHCN ( chuyện nầy bây giờ mới biết ) . Xã hội càng nhiễu nhương thì càng sản sinh ra những kẻ bất tài , đố kỵ , hẹp hòi , nhỏ nhen .