Nhờ phát hiện ấy, nhân loại định nghĩa lại vị trí của mình trong vũ trụ, hiểu được ngày đêm, mùa vụ, và cả hệ mặt trời…
Một vòng quay của Trái Đất mất 24 giờ.
Một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày.
Giờ đây, các nhà khoa học đặt ra một câu hỏi lớn hơn:
Liệu cả vũ trụ , không gian bao la chứa hàng tỷ thiên hà , cũng đang âm thầm quay?


Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học MNRAS (2025) cho thấy:
Vũ trụ có thể cũng đang quay , nhưng phải mất tới 500.000.000.000 năm ( 500 tỷ năm ) để hoàn thành một vòng.
Một vòng xoay dài đến mức chúng ta không thể nào cảm nhận được.
Nhưng nếu nó thực sự tồn tại, chuyển động ấy có thể giải mã một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ học hiện đại.

Đây là một vấn đề đau đầu trong giới khoa học suốt nhiều năm:
- Khi đo tốc độ giãn nở bằng các sao Cepheid và siêu tân tinh gần, kết quả cho thấy vũ trụ giãn nở nhanh
- Nhưng khi đo từ ánh sáng cổ xưa (nền vi sóng vũ trụ), kết quả lại cho thấy vũ trụ giãn nở chậm hơn
Hai kết quả khác biệt , dù đều đúng theo phương pháp của mình.
Và nếu vũ trụ thực sự có một chuyển động xoay nhẹ chưa được đưa vào các tính toán hiện tại,
điều đó có thể là mảnh ghép còn thiếu để kết nối hai hệ đo lường tưởng như mâu thuẫn.

Nếu giả thuyết này được chứng minh, nó sẽ làm thay đổi nền tảng vũ trụ học hiện nay , vốn xem vũ trụ là đồng đều theo mọi hướng (isotropic).
Sự tồn tại của một trục quay , dù rất nhẹ ,cũng đồng nghĩa với việc vũ trụ có một "hướng ưu tiên” nào đó (anisotropy).
Và nếu điều đó là thật, nó sẽ trở thành một phát
hiện mang tính đột phá, có sức ảnh hưởng tương đương với thời điểm nhân loại
phát hiện ra rằng Trái Đất không phải trung tâm, mà đang xoay quanh Mặt Trời.
KHI SỰ TĨNH LẶNG CŨNG LÀ MỘT HÀNH TRÌNH :
Cũng giống như việc Trái Đất quay mỗi ngày,
nhưng chúng ta vẫn cảm nhận như đang đứng yên…
Không phải mọi chuyển động đều để cảm nhận.
Có những chuyển động đến để thay đổi hiểu biết.
Có những xoay chuyển lặng lẽ ,
nhưng vẫn đủ sức định hình cả vũ trụ.
Trái Đất quay và nhờ đó ta có ngày, đêm, mùa vụ.
Nếu vũ trụ thật sự đang quay,
thì chính chuyển động gần như vô hình ấy có thể
là chìa khóa hé mở vết nứt lớn nhất trong tư duy vũ trụ học hiện đại , điều mà
suốt nhiều năm qua, các lý thuyết vẫn chưa thể hàn gắn.
TRUNG THÀNH VỚI QUỸ ĐẠO CỦA CHÍNH MÌNH :
Và con người chúng ta cũng vậy.
Mỗi người có một trục xoay riêng.
Mỗi người là một vũ trụ đang chuyển mình.
Không phải ai cũng thấy được hành trình bạn đang
đi.
Giống như Trái Đất quay quanh trục,
Mặt Trời vận hành trong quỹ đạo,
Và cả các thiên hà xoay đều giữa không gian vô
tận…
Chúng không xoay gấp.
Không dừng lại.
Cũng chẳng thất thường.
Chúng chuyển động chậm rãi nhưng chính xác,
kiên định và không lệch khỏi đường đi của mình ,
dù chỉ một nhịp.
Nếu mỗi ngày, bạn vẫn đều đặn xoay mình , từng
chút một…. Với kỷ luật, với sự tỉnh thức, hướng về điều đúng đắn…
Thì bạn cũng đang thay đổi cả vũ trụ nhỏ của
chính mình . Không cần nhanh, nhưng không ngừng và vững vàng!
Chỉ cần bạn kiên định với quỹ đạo của mình…
Là đã đang âm thầm kiến tạo một vũ trụ không
giống bất kỳ ai.
CHÚNG TA CÙNG GIEO TRI THỨC , TỪ NHỮNG VÒNG XOAY NHỎ BÉ
Bạn có tin rằng những chuyển động âm thầm, đều
đặn , lại chính là những lực xoay bền bỉ nhất, lặng lẽ kiến tạo nên những thay
đổi lớn lao nhất?
Hãy để lại một dòng cảm nhận , như một cách ghi
nhận chính hành trình của bạn.
Nếu bạn từng chứng kiến ai đó đang "chuyển mình
thầm lặng” mỗi ngày một chút, không phô trương nhưng đầy kiên định , hãy tag họ
như một lời trân quý chân thành.
Và nếu bài viết này chạm đến bạn , hãy chia sẻ
để lan tỏa thêm ánh sáng, cho một ai đó cũng đang xoay mình trong lặng lẽ.
Chúng ta đang cùng nhau tạo nên một môi trường
tri thức… Nơi mỗi người học hỏi, phát triển, và soi sáng lẫn nhau.
Vì tri thức là vô hạn.
Và những gì ta biết hôm nay , vẫn còn rất nhỏ bé
trước vũ trụ bao la đang chờ được khám phá.
BÀI VIẾT BỞI UYÊN HỒ
Người kể chuyện bằng thiên nhiên và khoa học,
qua lăng kính đời thường và cảm xúc thật.
Chạm vào tri thức bằng cảm xúc.
Gieo vào cảm xúc bằng chiều sâu.
Nguồn ảnh: ST
Nguồn nghiên cứu:
Balázs Endre Szigeti et al., "Can rotation solve
the Hubble Puzzle?”, MNRAS (2025)
(Dưới sự dẫn dắt của nhà vật lý thiên văn István
Szapudi, Đại học Hawaii.)