CÔNG MỞ NƯỚC CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN - Lê Ngọc Phái -

CÔNG MỞ NƯỚC CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN

Hình ảnh: Nguồn Internet
Trường Cơ - lăng chúa Nguyễn Hoàng tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế vốn được dời về từ tỉnh Quảng Trị khoảng cuối thế kỉ 17 đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất được khánh thành vào ngày 15.5.2017

Thấu hiểu di ngôn thật rõ ràng
Nhớ lời truyền dạy mở giang san
Trung phần lập ấp khai rừng biển
Nam bộ khuyến nông dựng xóm làng
Cây trái ngọt ngào đầy nội địa
Tàu thuyền nhộn nhịp khắp lân bang
Công trình chúa Nguyễn nhiều vô kể
Để lại muôn đời cho thế gian.

LÊ NGỌC PHÁI

Chú thích:
Vương triều Nguyễn có 9 đời Chúa từ chúa Tiên 1588 đến chúa Nguyễn Phúc Thuần 1577, gồm có
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1600-1613):
Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635):
Nguyễn Phúc Lan (1635-1648):
Nguyễn Phúc Tần (1648-1687):
Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691):
Nguyễn Phúc Chu (1691-1725):
Nguyễn Phúc Chú (1725-1738):
Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765):
Nguyễn Phúc Thuần
(Ở ngôi 1765 - 1776)
Năm 1613, Chúa Tiên lâm bệnh nặng, ngài cho gọi người con thứ 6 Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về kế vị và căn dặn:
"Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam."
Công việc các chúa Nguyễn lớn lao và quan trọng hơn cả là mở mang bờ cõi đến tận Mũi Cà Mau, khiến cho đất nước lớn hơn rất nhiều, dân số đông hơn nhiều.
Thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng năm 1558 chỉ có phần đất Thuận Hóa và Quảng Nam thì đúng 200 năm sau, trải qua 8 đời Chúa Nguyễn đến năm 1758, lãnh thổ Đàng Trong đã vô cùng rộng lớn, trải dài hết vùng đất Nam Bộ đến tận vùng cực Nam, định hình cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là công lao các đời Chúa Nguyễn tạo thành.
Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác quần đảo trên Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ XVII, Côn Đảo từ năm 1704, đảo Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711.
Các mặt chính trị, giáo dục, thuế khóa, võ bị và quốc phòng đều vững mạnh. Lãnh vực kinh tế, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương đều phát triển vượt bậc. Dinh Ái Tử, Hội An, Cù Lao Phố từng là trung tâm mậu dịch quốc tế sầm uất trên hành trình thương mại Đông - Tây, là những nơi phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Hà Lan... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hóa.
+ Lê Ngọc Phái sưu tầm từ tài liệu lịch sử.