Đôi nét về trường
Trung học Nông Lâm Súc Pleiku
(Lời Tri Ân đầu tiên:
Để có được cơ ngơi rộng rãi, đúng nghĩa là một ngôi trường TH NLS,
vừa học vừa thực hành , thì công đầu tiên, lớn nhất phải kể đến vị Giáo
sư – Thầy giáo Ngô Xuân Biên _ Hiệu trưởng thứ 2 của Trường TH NLS
PleiKu. Vị thầy đã tận tâm, tận lực tất cả vì nền giáo dục nước nhà, vì
học sinh thân yêu, vì tương lai của dân tộc, vì sự phát triển Nông
nghiệp của nước nhà.
Giữa niên khóa 1970-1971, thầy Ngô Xuân Biên về
nhận nhiệm sở tại Trung tâm Canh Mục sắc tộc Pleiku, kiêm Hiệu trưởng
TH NLS Pleiku, lúc nầy trường còn nằm ở gần cuối đường Lý Thái Tổ _ bên
kia đường là một làng của người dân tộc thiểu số _ Ngôi trường có vẻ tạm
bợ không đúng nghĩa là một cơ sở giáo dục, vì vậy thầy Ngô Xuân Biên đã
tìm mọi cách liên hệ từ trung ương đến địa phương, đi khảo sát , tìm
địa điểm thích hợp , vất vả mọi đều …. , liên hệ tất cả các cơ quan hữu
quan để xin đất đai, kinh phí …. Để đến ngày khai giảng niên học mới :
1972 – 1973 trường TH NLS PleiKu được khai giảng tại vị trí mới, với
ngôi trường khang trang, thoáng đảng đúng nghĩa của một ngôi
trường chuyên ngành NÔNG – LÂM – SÚC.
Những cựu HS trường TH NLS PleiKu Xin Trân trọng Tri ân vị Giáo sư - Thầy giáo đáng kính NGÔ XUÂN BIÊN ...)
Vào khoảng năm 1969, Nha Học vụ Nông Lâm Súc Bộ giáo dục VNCH có chủ
trương tiếp nhận các Trung tâm Canh Mục sắc tộc tại một số tỉnh do các
trung tâm này hoạt động kém hiệu quả và cải biến thành các trường Trung
học đệ nhất cấp Nông Lâm Súc (do đó đến niên khóa 1973 - 1974 toàn miền
Nam chỉ còn 3 Trung tâm Canh Mục sắc tộc, trong đó có TT CM ST Phú Bổn).
Thời điểm 1970, tại miền Nam có 18 trường Trung học đệ nhất cấp Nông
Lâm Súc tại 4 vùng (Vùng I: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Vùng II: Phú Yên,
Khánh Hòa, Đà Lạt, Bình Thuận, Pleiku, Kon Tum .Vùng III: An Mỹ, Phước
Tuy, Vùng IV: An Giang, Bạc Liêu, Cái Bè, Hà Tiên, Kiến Phong, Kiến
Bình, Sa Đéc, Vĩnh Bình) Trường Trung học NLS Pleiku thành lập niên khóa
1970-1971 đến tháng 3/1975 có các lớp từ đệ thất đến đệ tam.
TH
NLS Pleiku thành lập từ niên khóa 1970 -1971 tương tự như TH NLS An
Giang) với 2 lớp 8 A và B đặt tại Trung tâm Canh Mục sắc tộc Pleiku nằm
trên đường tránh Lý Thái Tổ, cách xa trung tâm thị xã độ 3-:-5km không
thuận lợi cho việc đi lại và thực hành của học viên (Hiện nay là vị trí
của trường Huỳnh Thúc Kháng cạnh Công ty cổ phần May Gia Lai...). Vị
Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Nguyễn Trung Quân (tốt nghiệp khóa 2 Sư
phạm Nông Lâm Súc, sau thầy chuyển về THNLS An Giang). Các thầy dạy các
chuyên môn tốt nghiệp từ các trường NLS Huế, Bình Dương, Long An, Bảo
Lộc. Học viên NLS PK, nam mặc đồng phục áo nâu, quần đậm màu và nữ mặc
áo dài nâu (khi đi thực hành cũng mặc sơ mi màu nâu như học viên nam).
Các học viên của trường được tuyển từ con em của nhân dân ở tại Pleiku,
Kon Tum và Phú Bổn
Giữa niên khóa 1970-1971, thầy Ngô Xuân Biên (quê
ở Tuy Phước, Bình Định. Hiện nay chuyển sang kinh doanh ngành xây dựng
và đang sống ở Sài Gòn), tốt nghiệp Kỹ sư khóa 3 Nông Lâm Súc Sài Gòn
(trước đó tốt nghiệp trường NLS Bảo Lộc) nhận nhiệm sở tại Trung tâm
Canh Mục sắc tộc Pleiku, kiêm Hiệu trưởng TH NLS Pleiku.
Năm 1971,
các học viên lớp đệ tứ NLS Pleiku đã bãi khóa để nêu yêu sách mở tiếp
các lớp đệ nhị cấp nhưng không được chấp thuận, vì thế sau năm học này
các học sinh học xong TH đệ nhất cấp NLS Pleiku phải chuyển sang học các
trường NLS tỉnh khác có đệ nhị cấp mà đa số là sang học TH NLS Bảo Lộc.
Năm 1971, thầy Hiệu trưởng Ngô Xuân Biên đã xin đất để xây dựng
trường, nhờ sự quan tâm giúp đỡ tân tâm, nhiệt tình vì sự nghiệp giáo
dục, nên Trung tướng Ngô Dzu (Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2) cấp
cho một lô đất, trên ngọn đồi gần dốc cầu số 3. Vị trí (phía bên phải ,
tính từ Pleiku đi KonTum) nằm trên đường Lê Lợi nối dài (đường này đổi
tên là đường Phạm Phú Quốc, sau khi PPQ bị bắn rơi máy bay thì ông
Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó là chủ tịch Ủy ban Hành pháp trung ương VNCH, nên
đặt tên đường- hiện nay là đường Phạm Văn Đồng)
11g00 sáng ngày
01-3-1972 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng trường
tại địa điểm mới, nhà thầu nhận trách nhiệm xây dựng là ông Trần Văn
Thánh.
Công trình xây dựng trong vòng 4 -5 tháng đã hoàn thành,
khai giảng năm học mới 1972 -1973 thầy và trò trường TH NLS Pleiku đã
chuyển sang cơ ngơi mới khang trang , có nhiều điều kiện học tập và thực
hành hơn nơi trường cũ.
Vào cổng trường là một khoảng sân rộng để
học sinh chơi thể thao, hai bên là 02 dãy phòng học, mỗi dãy chỉ có 02
phòng học, xuống phía dưới thung lũng là dãy phòng ban giám hiệu và hai
phòng học nằm giăng ngang.
Trường được xây dựng chạy dài theo triền
đồi , theo kiểu dáng kiến trúc của trường NLS Bảo Lộc (vì thầy Biên
từng học trường THNLS trường B’Lao).
Đi dọc xuống phía dưới ngọn đồi
này có con suối Ia Nhin chảy qua, đây là vị trí thuận lợi để có đủ nước
tưới dùng vào việc thực hành canh tác. Thung lũng phía sau trường được
các thầy giáo và học viên tôn tạo thành cảnh quan đẹp mắt vừa để sinh
hoạt học đường, vui chơi, giải trí...vừa phục vụ việc thực hành và gọi
là Thung lũng Nâu (do toàn học viên đồng phục màu nâu? - phân biệt với
Thung lũng Hồng gần trường Pleime và PHT), đây là địa điểm mà những buổi
trưa ở lại trường (vì buổi chiều thực hành) chúng tôi đã có được những
kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ của một thời là học sinh trường TH NLS Pleiku.
Nha học vụ NLS thuộc Bộ Giáo dục VNCH đã đến thăm trường, sau đó
đồng ý cho trường mở thêm các lớp đệ nhị cấp và cho tuyển sinh các lớp
từ lớp 6 (đệ Thất).
Niên khóa 1972 - 1973 trường đã tuyển sinh thêm
lớp 6 và lớp 8, nhưng đến niên khóa 1973 - 1974 mới có thêm lớp 10,
nhưng chỉ có ban Canh nông, vì vậy những HS theo ban khác phải chuyển
đến NLS Bảo Lộc, Ninh Thuận ...
Cũng trong niên khóa nầy trường tiếp nhận những HS đệ nhị cấp (ban Canh Nông) từ Kon Tum về học nơi đây.
Do đó đến thời điểm tháng 3-1975 trường có đủ các lớp từ lớp 6 đến lớp
11. Các học viên các lớp đệ nhất cấp NLS học các môn cơ sở đến đệ nhị
cấp mới phân ban:
• Canh nông: chương trình nặng về trồng trọt, canh tác.
• Thủy Lâm: chương trình nặng về khai thác rừng. (chủ yếu là học viên Nam )
• Mục súc : chương trình nặng về chăn nuôi, thú y.
• Về sau mới có thêm ban Công thôn, chương trình học nặng về máy móc, dụng cụ dùng cho nông trại.
Hiệu trưởng cuối cùng là thầy Nguyễn Lương Duyên tốt nghiệp kỹ sư Thủy
Lâm tại Hoa Kỳ, trong Ban Giám hiệu của trường còn có thầy Bùi Cần (đã
mất cách đây độ 10 năm).
Từ sau tháng 3-1975 trường TH Nông Lâm Súc
Pleiku và hệ thống giáo dục THNLS không còn nữa! (hiện nay Gia Lai có
trường Trung cấp Lâm nghiệp ở Trà Bá, Pleiku nhưng không phải dạng trung
học chuyên nghiệp như trước kia). Đáng tiếc là đến nay vẫn chưa sưu tầm
được hình ảnh của trường TH NLS Pleiku xưa tại 2 vị trí cũ đặt trên
đường Lý Thái Tổ và trên đường Phạm Phú Quốc xưa!
* Lê Hoàng Thụy Vũ sưu tầm và tổng hợp Tháng 10 năm 2014
(Phạm Long Hoàng bổ sung một phần nội dung12.2017)
(Lễ đặt viên đá đầu tiên XD trường TH NLS Pleiku tại địa điểm mới _ _ Thầy Ngô Xuân Biên : ảnh bán thân)