Bài phát biểu:
NGÀY
HỌP MẶT NLS BÌNH THUẬN LẦN 21
Kính thưa : -Quý Thầy cô
-Quý vị khách quý
-Các em học viên NLS thân mến.
Lời đầu tiên cho tôi thay mặt trường NLS Bình Thuận xin gửi đến quý Thầy cô, quý vị khách quý cùng các em học viên NLS các trường bạn đã về đây tham dự ngày hội truyền thống lần thứ 21 của trường chúng tôi lời cảm ơn chân thành nhất.
Trong tinh thần đoàn kết, yêu thương và trân trọng những kỷ niệm của quá khứ. Tôi xin phép toàn thể quý vị phát biểu một vài cảm nghĩ về nền giáo dục NLS và con người NLS đóng một vai trò gì trong zã hội thời đó và hiện tại hôm nay.
Nếu ta quay về thời gian cách đây hơn nửa thế kỷ những năm 1954-1955, nền Nông Lâm Ngư Nghiệp và Chăn nuôi VN như thế nào? Một nền Nông nghiệp lạc hậu và nghèo nàn. Người nông dân suốt ngày vất vả, tay lấm chân bùn, kỷ thuật canh tác thì con trâu đi trước cái cày theo sau, cày cấy xong mong xin cho mưa thuận gió hòa trông chờ vào sự rủi may. Nền chăn nuôi thì nhỏ lẻ, vai trò cá nhân và gia đình là chủ yếu, một vài trang trại chăn nuôi thô sơ thiếu thốn đủ điều. Về ngư nghiệp, với một ngư trường nhiều tiềm năng và tài nguyên phong phú như thế nhưng ngư dân chúng ta chỉ biết đánh bắt theo các phương pháp cổ điển do cha ông để lại. Những con thuyền nan, thuyền thúng công suất nhỏ chỉ đủ lực đánh bắt cận bờ và ven duyên không thể ra khơi xa. Ngư nghiệp lục địa và nuôi trồng thủy sản với một miền sông nước đặc thù thuận lợi như đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta cũng chưa thể tổ chức khai phá và nuôi trồng sao cho hợp lý và hiệu quả. Về Lâm nghiệp, Việt Nam có rất nhiều lâm trường đa dạng và giàu tài nguyên , nhiều nguyên liệu gỗ quý và cao cấp nhưng trình độ chuyên môn và công cụ khai thác còn quá đơn giản, máy móc thiết bị còn hạn chế, chủ yếu là sức người và thực hiện thủ công.
Một bức tranh kinh tế
Nông Lâm Ngư Nghiệp và Chăn Nuôi ảm đạm như thế thì nền giáo dục NLS chúng ta đã
hình thành và có mặt kịp thời nhằm mục đích canh tân, phục hưng, xây dựng và
thiết lập một định chế, một mô hình cải cách lấy khoa học kỷ thuật làm nền móng
để phát triển nền Nông nghiệp nước nhà ổn định và phồn vinh.
Và tầm quan trọng từ nền giáo dục NLS đã phát huy và cho
chúng ta một kết quả khả quan. Trên những cánh đồng nghèo nàn xưa kia đã xuất
hiện những nhân tố mới. Người nông dân đổi mới với những nông cụ hiện đại. Nhữn g
giàn máy cày JOHN DEERE sản xuất từ Âu Mỹ, máy cày KUBOTA , máy xới máy ủi MITSUBISHI,
giàn cày hổn hợp đa năng từ Nhật Bản đưa về. Nền chăn nuôi phát triển có cơ sở
khoa học hợp lý và hiệu quả, những trại chăn nuôi tầm cỡ ở Tân Sơn Nhất , trại
gà Scala ở Đà Lạt, những đàn heo YORKSHIRE du nhập, những đàn gà WHITE LAGORE
cho ta một sản lượng trứng bất ngờ, những giống lúa IR lai tạo năng suất cao chống
được sâu rầy đã phủ kín trên mọi cánh đồng, những máy tầm ngư, những giàn lưới
rút, lưới giả, các phương pháp đánh bắt tiên tiến từ Thái Lan- singapore ta du
học đem về, những trại cá giống tầm cỡ, quy mô ở Thủ Đức, Vũng Tàu đã đem lại
nguồn giống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản toàn miền Nam. Khai thác Lâm nghiệp
đã được cơ giới hóa , xe kéo, xe nâng, máy cưa xẻ gỗ các loại đã thay thế cho sức
người, sức vật. Khai thác, tu bổ và tái tạo môi trường sinh thái được quan tâm.
Nói chung một sự phát triển diệu kỳ toàn diện và vượt bậc
đã đưa đất nước và nền kinh tế Nông nghiệp lúc đó lên một tầm cao mới , một thành
tựu đầy tự hào mà cả thế giới ca ngợi chúng ta . Việt Nam, hòn ngọc Viễn Đông,
một con rồng của Đông Nam Á nói riêng và là một nước có tiềm năng cùa châu Á. Một
nền giáo dục NLS thăng hoa và đầy tự hào như thế phải có những con người NLS.
Con người NLS là những thế hệ được đào tạo , rèn luyện, thực hành và trải nghiệm
tiếp cận những tinh hoa tiên tiến của các nền khoa học nông nghiệp tiến bộ trên
toàn thế giới, sau đó phân tích, chắt lọc và hòa nhập thích nghi cho sự phát
triển đặc trưng của đất nước và xã hội ta thời đó. Những nhà khoa học, những giáo sư NLS, những
kỷ sư, bác sỹ thú y, những thế hệ kiểm sự, huấn sự, tá sự, những học viên NLS
như các em. Tất cả là một đội ngũ khoa học chuyên môn kết dính đồng bộ cùng
nhau xây dựng nên bức tranh Nông nghiệp VN tiến bộ, hoàn hảo và đi lên thời đó.
Và hôm nay tại hội trường này chúng ta hãy dành một phút
yên lặng hồi tưởng và tri ân những nhà khoa học, những giáo sư, bác sỹ, những
thầy cô đã sáng lập, đã cống hiến và vun đắp cho ngành giáo dục NLS một thời ngày
xưa của chúng ta.
Thưa quý Thầy cô, quý vị và các em,
Thời gian còn quá ngắn ngủi với tuổi đời của chúng ta. Ai
cũng đã ngoài lục tuần, thất thập cổ lai hy, bát thập ..chỉ còn đếm trên đầu ngón
tay, một số thầy cô bạn bè đã bỏ chúng ta đi xa. Nhìn lại những thành quả mà
con cháu chúng ta đang thụ hưởng ngày hôm nay một nền Nông nghiệp phát triển và
thịnh vượng, chúng ta cũng thấy an ủi và tự hào không nhiều thì ít vì có sự
chung tay đóng góp của nền giáo dục NLS , của con người NLS ở mọi thế hệ cao đẳng
NLS Sài Gòn, Quốc gia Nông Lâm Mục B’lao và toàn bộ các trường NLS miền Nam, của
Thầy cô, của các anh chị , của các học viên NLS trên mọi miền đất nước ngày xưa
ấy.
Chúng ta một lần nữa phải thật sự tự hào , MỘT NIỀM TỰ HÀO
THẦM LẶNG VÀ ĐÁNG TRÂN TRỌNG!
Xin chân thành cảm ơn và kính chào toàn thể quý vị.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHẬN ĐƯỢC