LẦN ĐẦU TÔI VÀO TRƯỜNG NÔNG LÂM SÚC. - Bùi Châu Dương

LẦN ĐẦU TÔI VÀO TRƯỜNG NÔNG LÂM SÚC.

     Năm 1963, tôi đang học Trường Nguyễn Bá Tòng, lớp đệ tứ. Gần cuối năm rồi, nghe tin Nha Học Vụ Nông Lâm Súc tuyễn Học sinh vào các trường Trung Học Nông Lâm Súc.
Là một học sinh trường tư, mơ ước được vào trường công là một điều mà tôi luôn luôn ghi nhớ, vì học trường công không phaỉ mất tiền đóng học phí mà còn là một hảnh diện của các học sinh lúc bấy giờ, ai mà học Chu Văn An, Pétrus Ky, Gia Long hay Trưng Vương thì ngon lành lắm.
Ngoài chuyện đó ra nhà tôi có một traị chăn nuôi heo, nho nhỏ, Ba mẹ tôi muốn có người sau nầy có chuyên môn để giúp đở trại.
     Tôi nạp đơn đi thi. Trường tuyễn 3 cấp lớp Đệ Ngũ, Đệ Tứ, Đệ Tam, cho 3 trường Bảo Lộc, Cần Thơ và Huế.
     Tôi thấy Cần Thơ gần nhất, tôi chọn Cần Thơ và sau khi thi tôi trúng tuyễn.
Năm 1963, một cuộc đảo chánh do quân đôi tiến hành, lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và giết chết ông và cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2 tháng 11, (theo tin tức báo chí trực tiếp giết chết các ông là trung úy quân đội có tên Nhung)?, bắt hai người từ nhà thờ cha Tam, cuối đường Nguyễn Traĩ quận 5 Saigon bằng xe tăng, khi hai ông trốn từ dinh Gia Long về đây, và taị đây Tổng Thống Diệm đã gọi cho lực lượng đão chánh đến rước ông, hai ông bị bắt lên xe tăng và về đến nhà thờ Ngã Sáu, thì hai ông bị giết, hình ảnh lập tức được đăng lên các báo.
Nhưng trước cuộc đão chánh tôi đã nhận được thư báo trúng tuyễn với giấy vận chuyễn không mất tiền để nhập học.
      Vào ngày 3 tháng 11 tôi cùng anh Hai tôi và một chiếc xe đạp ra bến xe Pétrus Ky đón xe đò về Cần Thơ.
      Xe chạy từ sáng sớm gần trưa đến phà Mỹ Thuận, taị đây phà được lịnh ngừng chạy, vì hình như có tin Quân Đòan 4 đem quân lên chống đão chánh , nhiều người mạo hiểm đi bằng ghe nhỏ qua sông, tôi và anh tôi không dám , và mòn mỏi chờ đợi đến 4 giờ mới được qua sông và tiếp tục di chuyễn đến phà Hậu Giang mà bấy giờ gọi là Bacsac.
Tìm chổ nghĩ ngơi, sáng hôm sau, tôi đến trường trình diện, đón chúng tôi là thầy Lê Quang Hồng với bộ đồ xanh Thanh Niên Cộng Hòa.
      Như tôi đã viết trong những baì trước, trường đã baỉ bỏ nội trú, chĩ cho nữ sinh thôi, tôi được Thầy Lê quang Hồng và cô Trần Cao Huân cho ở sau nhà đi học, cùng ở với tôi có anh Nguyễn Vinh Bé, anh Nguyễn Minh Sang,và Lê văn An.
Lê văn An là em ruột của thầy Hồng sau năm 1975, Lê văn An đã mất, vợ của An là Nguyễn Thu Thanh, một học sinh của Bảo Lộc.
Nguyễn Minh Sang sau học Huấn Sự và về ở quận 4, đến bây giờ tôi mất liên lạc, còn Nguyễn Vinh Bé sau lên Bão Lộc cùng với tôi và hiện nay đang ở Tây Ninh.
Cơm thì ăn trong nội trú, sáng ăn 1 đồng với cơm và cá kho hay thịt kho mặn, trưa chiều ăn 2 đồng , vì chỉ mổi ngày là 5 đồng tiền ăn, trong lúc học bỗng hầu như ai cũng có, toàn phần là 360 đồng cho toàn phần và 180 đồng cho bán phần, với học bỗng như vậy thì ăn uống không đến nỗi phaỉ xin gia đình.
     Trường tôi lúc ấy chỉ có 2 lớp Đệ Ngũ và Đệ Tứ, ngoài các môn chuyên môn như Nông Học, Lâm Học, Súc Học, Công Thôn, Thực Hành Nông Traị, còn học các môn phổ thông như các trường phổ thông khác, cũng vì vậy mà vào năm 1964 tôi thi Trung Học Đệ Nhất Cấp Phổ thông tôi vẫn đậu cùng với bằng Trung Hoc Kỹ Thuật ngành Nông Lâm Súc.
Thầy cô tới bây giờ tôi vẫn nhớ, các thầy cô dạy chuyên môn như Thầy Lê Quang Hồng dạy Lâm Học và Công Thôn, Cô Trần Cao Huân dạy Nông Học, thầy Nguyễn Ngọc Xuân dạy Súc Học, Thầy Nguyễn Tấn Phúc dạy Súc Học và hai thầy Ngô Lộc và thầy Phiếm dạy Thực Hành nông Traị, còn nhiều thầy cô dạy phổ thông từ trường Phan Thanh Giản vào để phụ trách tôi không nhớ tên.
Trong lúc chúng tôi đang học, các lớp Huấn Sự khóa 6 vẫn còn đang học và ra trường trước khi tôi học hết năm. Tôi nhớ một người tên Đặng Thống Trị , một người từ Huế vào học, sau nầy tôi không tìm ra anh, nghe nói anh đã mất.
      Trong lớp học, đến bây giờ tôi vẫn còn các anh liên lạc với tôi như Võ Thanh Nghi, Nguyễn Vinh Bé, Huỳnh Thiện Chánh , Phạm văn Sem, Trần Thi Lẹ . . . Nhưng cũng có nhiều người không còn nữa.
      Lớp đầu tiên của chúng tôi đa số các Học Viên đều học Huấn Sự, rất ít học lên đệ nhị cấp.
Thôi thì baì quá dài rồi, nhân kỷ niệm ngày đầu tiên maí trường Canh Nông Thực Hành đỗi thành Trung Học Nông lâm súc, nhớ quá nên tôi ghi laị cho các ông bạn già hồi tưởng. Năm mươi hai năm rồi còn gì, nhớ như vậy là siêu lắm rồi . . . .

Saigon 4 tháng 11 năm 2015.


BÙI CHÂU DƯƠNG
Cựu hoc viên NLS Cần Thơ