Lời tỏ tình đáng yêu trong ca dao Việt Nam - Trần văn Đua -

CA DAO VIỆT NAM

- Trèo lên cây bưởi hái hoa
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay
Mình đã đọc giai thoại về bài ca dao này từ rất lâu rồi, không phải nói là giai thoại về vế sau của bài ca dao mới đúng, nhưng mấy hôm nay đột nhiên nhớ đến. Đi tìm trên mạng, thật ngạc nhiên quá sức.. Nên đưa về cho mọi người cùng xem.
Bài ca dao trên có trong chương trình phổ thông, cũng rất được yêu thích bởi chất trữ tình của nó. Hẳn ai cũng biết nó còn có một vế nữa đằng sau:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim trong lồng biết thủa nào ra?
Nhưng không phải ai cũng biết về xuất xứ hay tác giả của vế sau này. Người ta nói ca dao tục ngữ không có tác giả, chỉ có tác giả đại chúng. Tức là dầu gì ca dao tục ngữ cũng có một tác giả đầu tiên. Theo Giai thoại văn chương dân gian Việt Nam do Vũ Ngọc Khánh biên soạn, bài ca dao trên có xuất phát từ:
"Chuyện kể rằng, khi được biết Đào Duy Từ bỏ quê hương vào giúp chua Nguyễn trong Nam, lập được công tích, chúa Trịnh rất lo lắng. Muốn lôi kéo Đào Duy Từ trở về giúp mình, chúa Trịnh đã âm thầm sai người đưa vàng bạc lễ lạt vào dụ dỗ. Đào Duy Từ không nhận, gửi ra cho chúa Trịnh một bài ca dao như sau:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá căn câu biết đâu mà gỡ
Chim trong lồng biết thủa nào ra?
Ở đây, anh (chúa Trịnh) níu kéo cô gái đã đi, còn em(Đào Duy Từ) khéo léo chối từ, cũng có chút hàm ý trách móc. Chúa Trịnh khi xưa vì Đào Duy Từ có cha làm quản giáp trông coi đoàn nữ nhạc trong cung, tức là xướng ca vô loài, nên khi ứng thí thì bị loại.
Thấy Đào Duy Từ như vậy, cháu Trịnh vẫn không từ bỏ ý định kiên trì lôi kéo. Đào Duy Từ lại gửi tiếp cho chúa hai câu:
Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen!
Dụ dỗ mãi không được, Trịnh Tráng đổi từ thuyết phục sang khích bác:
Có ai về tới đường trong
Nhắn nhe bố đỏ liệu trông đường về
Mãi tham lợi bỏ quê quán tổ
Đất nước người dù có như không!…
Đào Duy Từ biết những câu ác ý đó, nhưng không trả lời nữa.
Có giai thoại còn nói phần trên của bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa cũng là do chúa Trịnh Tráng gửi Đào Duy Từ. Bốn câu đầu của bài cũng rất ý nhị, chàng trai (tức chúa Trịnh) vừa nhắc đến chuyện xưa cũ, vừa nhắc quê cha đất tổ (tầm xuân là hoa miền Bắc, có một số ở miền núi Nam Trung Bộ), vừa tỏ ý hối hận, cũng bày tỏ tình cảm với cô gái”
Ngoài ra, cũng có người suy đoán, bài ca dao là do chính cháu Trịnh, do vừa tiếc Đào Duy Từ, vừa tức người đã đi, nên cố tình tung ra, để biết đâu chừng chúa Nguyễn nghe được, tạo sự chia rẽ đôi bên.
PS :


***** Con Đâu Có Ngu ( hình 1 ) *****


Có 1 bà Mẹ thấy con gái đi học về , có sô cô la và 1 lon cô ca cô la
Bà mẹ ngạc nhiên , chắc con nhỏ này ăn cắp tiền của mình nên mới có tiền mua sô cô la , cô ca cô la chứ , coi lại tiền thì không mất đồng nào
Hôm sau , con gái đi học về , có mắt kiếng Ray Ban và cây viết Pilot
Bà Mẹ vô coi tiền thì không mất cắc bạc nào , ngạc nhiên mới hỏi :
- Ai cho con tiền mà con mua nhiều đồ mắc tiền vậy
- Thằng Bóp ở Mỹ về là anh của thằng Cu cùng lớp với con , thằng Bóp nói " Anh ở Mỹ về , không biết trèo , anh thích cái bông bưởi này lắm , em trèo hái dùm anh đi , thì con trèo ."
- Nó kêu mày trèo là muốn coi sì líp của mày đó
- Con biết nên con đâu có ngu gì mà mặc ....sì líp ...

2  - Qua Đình :

Qua đình ngã nón trông đình
Nhìn anh ăn mặc thùng thình thấy ghê
Đi đâu cho thiếp đi cùng
No thì thiếp ở, lạnh lùng thiếp.... bye
Thương anh chín đợi mười chờ
Đến khi mười một em lờ bỏ anh
Chiều chiều con vịt kêu chiều
Ngó anh thấy ghét, em ....xù anh luôn
Buồn buồn ra đứng bờ ao
Ai ngờ chó cắn buồn ơi là buồn
Người ơi gặp gỡ làm chi
Để rồi hai đứa chia ly hai đường
Anh về em chẳng cho về
Nắm tay giữ lại khỏi dê nàng nào
Đàn ông tập tạ thì đô
Đàn bà không tập vẫn đô như thường....( hình 2 )

Image may contain: one or more people

3 -  Ai mua : ( hình 3 ) :


Ai mua tui bán cây si ,
Si tui tốt giống cành chi chít cành .
Hễ si mà gặp đất lành ,
Là si phát triển trở thành ... siđa.
Bánh mì phải có patê ,
Làm trai phải có máu dê trong người .
Bước chân vào quán đèn mờ , 
Ngồi gần con gái không sờ là ngu . 
Thà rằng cắt tóc đi tu ,
Ngồi gần con gái , sao … ngu không sờ ?
Cam sành lột vỏ còn chua , 
Thương em còn nhỏ anh cua để dành .
Chọn xoài đừng để xoài chua , 
Chọn bạn đừng để bạn cua bồ mình .
Còn thời lên ngựa bắn cung , 
Hết thời xuống ngựa lấy thun bắn ruồi .
Gió đưa bụi chuối sau hè ,
Giỡn chơi một chút , ai dè có con .
Gió đưa bắp cải về trời ,
Tiền đô đưa tiễn em rời cố hương .
Học mà không chơi : đánh rơi tuổi trẻ .
Chơi mà không học : bán rẻ tương lai .
Thôi thì ta chọn cả hai ,
Vừa chơi vừa học , tương lai huy hoàng .
Khi xưa vác bút theo thầy ,
Bây giờ em lại vác cày theo trâu .
Khôn ba năm dại một giờ . 
Biết vậy dại sớm , khỏi chờ ba năm .
Lời hứa không mất tiền mua ,
Tội gì không hứa khi lừa đảo ai .
Mẹ ơi con muốn có chồng . 
Con ơi mẹ cũng một lòng như con .
Một chồng không đủ tiền tiêu , 
Mười chồng góp lại , sáng chiều shopping .
Nắng mưa là chuyện của trời ,
Cúp cua là chuyện của đời học sinh .
Cúp cua đừng cúp một mình ,
Rủ thêm vài đứa tâm tình cho vui .
Nhờ trời mưa thuận gió hòa ,
Mày không nghỉ ốm , để tao chép bài .
Ngó lên mình chẳng bằng ai ,
Ngó xuống thì cũng chẳng ai kém mình .
Người đi một nửa hồn tôi mất .
Một nửa hồn kia đứng chửi thề .
Trách người quân tử vô tình , 
Chơi hoa xong lại ... hái cành kế bên .
Trên đời gì rẻ bằng xôi , 
Anh đây chẳng tiếc mời em ăn cùng . 
Giờ đây em đã ăn rồi , 
Hai ngàn em nhớ trả giùm cho anh .

Uớc gì em hoá thành trâu , 
Để anh là đỉa anh bâu lấy đùi .