‘Ăn 1 được 6’, đây chính là món bổ dưỡng và may mắn cho Tết này - NguyễnTrung Quân -
‘Ăn 1 được 6’, đây chính là món bổ dưỡng và may mắn cho Tết này
Canh củ dền thì ai cũng có thể biết đến nhưng củ dền nấu xôi
thì không hẳn. Vừa ngon, vừa đẹp mắt lại bổ dưỡng, xôi củ dền vượt xa
tiêu chí "ngon, bổ, rẻ”. Bạn hãy thử làm xem.
Theo y học cổ truyền, củ dền được có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác
dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu vừa
làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và
ra mồ hôi; lá tiêu sưng viêm.
Còn theo như phân tích hiện đại, màu đỏ tươi của củ dền là hỗn hợp tự
nhiên của nhóm chất màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím
(betaxanthin). Đây là những chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp cơ thể
chống lại các gốc tự do, kìm hãm lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung
thư. Thêm vào đó, củ dền còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C.
Trong củ dền cũng chứa nhiều chất khoáng như canxi, magiê, đồng, phốt
pho, natri và sắt… hoàn toàn là các chất dinh dưỡng tự nhiên, rất tốt
cho cơ thể.
Xôi củ dền: món ăn may mắn trong ngày Tết
Củ dền rất sẵn, làm món xôi cũng khá đơn giản, nhanh và tiện hơn cả xôi gấc.
Bạn chỉ cần:
1 kg củ dền tươi
1 kg nếp
1/2 muỗng/thìa cà phê muối
2 muỗng/thìa đường
150 gr nước cốt dừa
Cách làm:
Củ dền gọt vỏ, rửa sạch cắt nhỏ, cho vào máy xay cùng với nước lọc sạch, xay kỹ rồi lấy nước màu.
Gạo nếp ngâm rồi nấu xôi với nước cốt dừa, đến khi gần chín thì cho thêm
nước củ dền vào, đảo đều rồi lấy xôi ra. Lưu ý là không nên cho nước củ
dền vào ngay từ đầu để tránh làm biến màu. Tùy theo khẩu vị mà xôi củ
dền có thể ăn cùng với đường, nước cốt dừa, dừa nạo, vừng… và nên ăn khi
còn nóng ấm.
Các món ăn từ củ dền đem lại cho bạn ít nhất 6 lợi ích sức khỏe như dưới đây:
1. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Củ dền rất giàu chất xơ giúp giảm mỡ máu, đồng thời tăng cường
lipoprotein mật độ cao (cholesterol tốt) trong cơ thể. Người mỡ máu cao
thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng tăng cao. Củ dền giúp ngăn ngừa xơ
vữa động mạch, bệnh tim, đột quỵ, một loạt các bệnh tim mạch một cách
hiệu quả.
2. Phòng tránh nhiều loại ung thư
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chất betacyanins trong củ dền có thể ức
chế sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ phòng ngừa ung thư da,
ung thư phổi và ung thư đại tràng. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng
phát hiện, nước ép củ dền có thể ngăn chặn sự biến đổi của các tế bào
ung thư, giảm tốc độ phát triển của các khối u.
3. Tăng cường sức khỏe cho gan
Chất betacyanin trong củ dền có thể thúc đẩy hoạt động của gan, duy trì chức năng gan được hoàn thiện.
4. Phòng tránh các bệnh về đường hô hấp
Củ dền rất giàu vitamin C, giúp thúc đẩy, tăng cường hệ miễn dịch, cải
thiện các triệu chứng hen suyễn, đồng thời chứa β-carotene là một chất
chống oxy hóa tự nhiên, có thể ngăn ngừa ung thư phổi.
5. Ngăn chặn đục thủy tinh thể
Chất β-carotene trong củ dền sau khi được cơ thể hấp thu, sẽ được chuyển
hóa thành vitamin A, giúp bảo vệ thị lực, ngăn ngừa mất thị lực, đục
thủy tinh thể và các bệnh về mắt do lão hóa.
6. Cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể
Củ dền rất giàu carbohydrate, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho
cơ thể.Không giống như các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác có thể
làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, carbohydrate trong củ dền giúp duy
trì quá trình chuyển hóa được bình thường.
Như vậy trong một lý nước ép củ dền có chứa rất nhiều lợi ích sức khỏe
về nhiều mặt, nhưng các bà mẹ cần lưu ý không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
uống nước ép củ dền. Ngoài ra, củ dền rất bổ dưỡng, tuy nhiên cũng giống
như nhiều loại thực phẩm khác, không nên lạm dụng ăn quá nhiều và
thường xuyên.
1. Trần Thị Tuyết ( TBLL Liên Trường - kiêm quản lý trang mạng LTTHNLS)
------------------------------
2.Nguyễn Hữu Trí ( PB Thường Trực Liên Trường - kiêm quản lý trang mạng LTTHNLS)
------------------------------
3. Phan Thị Hai ( PBLL Liên Trường – kiêm Thủ quỹ )
------------------------------
4. Trần Anh ( PBLL Liên Trường - kiêm Kế toán, phụ trách các trường duyên hải Miền Trung )
------------------------------
5. Lương Đình Đức ( PBLL Liên Trường - Phụ trách các trường Tây Nguyên)
------------------------------
6. Tôn Thất Thuyết ( PBLL Liên Trường)
------------------------------
7. Ngô Tấn Bình ( PBLL Liên Trường)
------------------------------
8. Nguyễn Thị Ngọc Thủy ( PBLL Liên Trường )
------------------------------
9. Phùng Thị Ngọc Mai ( PBLL Liên Trường )
------------------------------
10. Nguyễn Thị Hương Duyên ( PBLL Liên Trường).
------------------------------
11. Nguyễn Thị Ngọc Xuân ( PBLL Liên Trường)
------------------------------
12. Nguyễn Thanh Tùng ( PBLL Liên Trường )